Kệ Bếp Vũng Tàu

Kệ Bếp Vũng Tàu

Kệ Bếp Vũng Tàu

Nội thất tối giảm tiết kiệm không gian có hiệu năng sủ dụng
  • Nội thất tối giảm tiết kiệm không gian có hiệu năng sủ dụng
  • Mã sản phẩm: nội thất tiết kiệm không gian tối ưu diện tích
  • Giá: 123.456 đ
  • Lượt xem: 263
  • Thi Công Tủ Bếp Chuyên Nghiệp tại Vũng Tàu, Xưởng sản xuất bếp vũng tàu,Xưởng gỗ chuyên bếp vũng tàu, xưởng đóng bếp đẹp vũng tàu,xưởng gỗ rẻ đẹp tại vũng tàu,Thi Công trọn gói bếp uy tín tại Vũng Tau, tủ bếp nhanh 24 giờ,tubep24h tủ bếp gỗ công nghiệp giá rẻ vũng tàu, tủ bếp gỗ sồi giá rẻ vũng tàu, tủ bếp gỗ giá rẻ vũng tàu, xưởng mộc uy tín vũng tàu ,tủ kệ bếp gỗ tự nhiên , chat lieu trong thiet ke tu bep , thiet ke va thi cong tu bep , tu bep dep, noi that thong minh, nội thất thông minh, smart funiture, tu bep thong minh. tủ bếp thông minh,thicongnoithat, xuongmocgotunhien,gocongnghiep ,tubep, giuong, tuquanao ,lantrangtridephiendai, noithatgiaretaiBaRiaVungTau
  • Chi tiết
  • Bình luận

 

Phong cách nội thất tối giản (hay còn gọi là Minimalism) là một cái tên không mấy xa lạ đối với nhiều người. Hiện nay có rất nhiều gia chủ đã lựa chọn lối thiết kế này để ứng dụng vào trong không gian sống của mình. Vậy bạn có biết điều gì đã khiến nó trở nên phổ biến và được ưa chuộng như vậy không? Cùng kebepvuntau.com tìm ra câu trả lời bằng cách tham khảo ngay bài viết bên dưới này nhé!

Phong cách tối giản là gì?

 

 

Phong cách nội thất tối giản mang đến một không gian sống hài hòa và tinh tế

Phong cách Tối giản là lối thiết kế được hình thành nên từ sự đơn giản và tinh tế. Đường nét sử dụng trong phong cách này thường mang tính cơ bản. Các chi tiết rườm rà, cầu kỳ được hạn chế và gia giảm tối đa số lượng. Đặc biệt, mỗi một chi tiết khi được thêm thắt vào không gian đều mang một ý nghĩa nhất định. Tất cả những điều này tạo nên sự đặc trưng của phong cách này. Một không gian với kiểu thiết kế Minimalism sẽ vô cùng hài hòa và thoáng đãng.

Sự ra đời của phong cách tối giản

Phong cách Tối giản xuất hiện từ sau thế chiến thứ 2 và trở nên phổ biến ở Châu Âu. Khu vực này lại chính là “cội nguồn” của ngành thiết kế nội thất trên thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, phong cách Tối giản đã gây ra tầm ảnh hưởng lớn đến lối thiết kế của các nước Bắc Âu vào khoảng thập niên 90 và kéo dài cho đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, dần dần về sau, nguồn cảm hứng này đã lan tỏa ra cả các nước Châu Mỹ.

 

Nhật Bản là nơi bắt nguồn của phong cách tối giản tại châu Á

Ở Châu Á, Nhật Bản lại chính là cái nôi kiến tạo nên phong cách nội thất tối giản. Lối thiết kế này xuất hiện trong hầu hết các công trình kiến trúc tại Nhật. Từ truyền thống cho đến đương đại. Và không chỉ riêng Nhật Bản mà tại phương Đông, phong cách này cũng được sự đón nhận rộng rãi.

Đặc trưng của phong cách nội thất tối giản

Phong cách tối giản tập trung vào không gian, tạo nên một bố cục khúc chiết, cô đọng và ngập tràn ánh sáng. Hãy cùng  kebepvuntau.com tìm hiểu kỹ hơn về những đặc trưng của phong cách này.

Không gian “Less is more”

Phong cách nội thất tối giản mang tinh thần của sự tối giản tận cùng và hết mức. Các chi tiết thiết kế được lược giản một cách triệt để. Mặt phẳng, đường thẳng và các hình khối vuông vắn là đường nét chính của phong cách này. Tất cả tạo nên một không gian rộng rãi và xuyên suốt.

 

Đường nét thiết kế khúc chiết

Nội thất tối giản tập trung vào công năng sử dụng. Các vật dụng nội thất sẽ được hạn chế hết mức. Thay vào đó là đồ nội thất thông minh, đảm nhận nhiều công năng sử dụng khác nhau. Vì vậy, thiết kế nội thất nhà ở phong cách tối giản vừa đảm bảo sự tiện nghi vừa mang lại sự gọn gàng, sạch sẽ.

Bố trí màu sắc

Yếu tố màu sắc trong phong cách này áp dụng nghiêm ngặt quy tắc 60-30-10. Trong cùng một không gian sẽ không sử dụng quá 3 màu sắc khác nhau. Việc phối hợp và phân bổ các màu sắc cũng được phân chia rõ ràng. Cụ thể: 60% cho màu nền, 30% cho màu thứ cấp và 10% cho màu nhấn.

 

Màu sắc được bố trí theo nguyên tắc 60-30-10

Các gam màu trung tính, nhẹ nhàng thường được ưu tiên sử dụng trong không gian nội thất Tối giản. Điều này đảm bảo sự hài hòa giữa màu sắc và đường nét thiết kế. Tất cả tạo nên một tổng thể bối cảnh đầy tinh tế và nhã nhặn.

Ánh sáng trong thiết kế nội thất tối giản

Ánh sáng là một thành phần khá được chú trọng trong thiết kế nội thất phong cách tối giản. Không chỉ đảm bảo công năng chiếu sáng mà nó còn được xem là yếu tố trang trí quan trọng. Sự bố trí ánh sáng khoa học giúp phân chia không gian và nhấn mạnh các khu vực rõ ràng. Ngoài ra, ánh sáng còn tạo ra hiệu ứng bóng đổ, tác động lên đồ vật làm tôn lên hình khối của chúng. Từ đó, mang lại cảm giác sống động và tạo chiều sâu cho không gian sống.


Ánh sáng là yếu tố quan trọng

Có hai nguồn sáng chính được dùng trong phong cách này là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn. Trong đó, ánh sáng tự nhiên là quan trọng hơn cả. Tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên thông qua thiết kế của sổ, cách sắp xếp đồ vật,… giúp nhà ở thông thoáng và tràn đầy năng lượng.

Trang trí nội thất tối giản

 

Sự kết hợp hài hòa của các ngôn ngữ thiết kế tạo nên giá trị thẩm mỹ tối giản

Mỗi chi tiết xuất hiện trong không gian nội thất tối giản đều được tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy các vật dụng trang trí không được đề cao trong phong cách này. Thay vào đó, yếu tố trang trí được tạo nên từ nghệ thuật sắp xếp và xây dụng bố cục cho các vật dụng nội thất cơ bản như bàn ghế, tủ,… Đảm bảo tạo nên một không gian sống vừa tối giản, vừa tiện nghi mà vẫn vô cùng thẩm mỹ.

Nên chọn chất liệu gì khi thiết kế nội thất phong cách tối giản Minimalism?

Một trong những yếu tố để hình thành nên một phong cách nội thất hoàn thiện không thể không nhắc đến chất liệu. Chỉ cần mắc lỗi sai trong khâu lựa chọn cũng có thể phá vỡ cả một cấu trúc tổng thể. Hơn nữa, điều này còn khiến cho cả không gian nội thất mất đi tính thẩm mĩ trầm trọng.

 

iệc lựa chọn chất liệu ảnh hưởng rất lớn đến không gian nội thất chung

Đối với phong cách nội thất tối giản, bạn nên:

  • Chọn những đồ nội thất có kiểu dáng đơn giản, tinh tế và có màu sắc thuộc tông trung tính.
  • Chọn thảm trải sàn bằng lông hoặc vải mỏng để tăng thêm sự hài hòa cho không gian.
  • Chọn những chất liệu có bề mặt phẳng mịn, đường nét thẳng tắp, không uốn lượn.
  • Phụ kiện trang trí nên hạn chế, sử dụng số lượng ít. Có thể tạo điểm nhấn cho không gian sống bằng cách sắp đặt các chi tiết bằng nhung xen kẽ với các chất liệu kim loại.
  • Đối với sàn nhà, nên chọn các chất liệu dễ vệ sinh, làm sạch. Cụ thể như: gỗ, gạch, đá, bê tông trần có sơn, tre tự nhiên,…
  • Có thể chọn chất liệu dựa trên sở thích cá nhân. Tuy nhiên cần chú trọng đến tính tối giản để không đánh mất đi linh hồn của phong cách này.

trang trí không gian sống với phong cách nội thất tối giản Minimalism

Đặt tiêu chí gọn gàng lên hàng đầu

Sự gọn gàng chính là yếu tố làm nên “thương hiệu độc quyền” của phong cách nội thất tối giản. Một không gian gọn gàng sẽ mang đến cho chủ nhân nhiều lợi ích thiết thực. Không chỉ về mặt tinh thần mà còn giúp việc tìm kiếm vật dụng khi cần trở nên dễ dàng.

 

Sự gọn gàng là yếu tố làm nên phong cách tối giản

Do đó, khi thiết kế nội thất theo phong cách Minimalism, bạn không nên “tham” quá nhiều chi tiết. Điều này chỉ khiến cho không gian trở nên rối rắm và bừa bộn hơn thôi. Việc nên làm chính là giảm thiểu, lược bỏ các món đồ trang trí không thật sự cần thiết. Đây cũng chính là bước đầu giúp cho gia chủ làm quen với lối sống tối giản. Từ đó sẽ có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất từng giá trị cuộc sống

Tạo điểm nhấn trong không gian phong cách nội thất tối giản

Để tạo điểm nhấn trong không gian nội thất tối giản cũng không đòi hỏi quá nhiều sự phức tạp. Không cần phải dùng đến những món đồ trang trí độc lạ mới có thể tạo ra điểm nhấn.

 

Bộ sofa xám trở thành điểm nhấn nổi bật trên nền trắng chủ đạo

Điểm nhấn trong Minimalism có thể chỉ là những chi tiết nhỏ có sẵn trong không gian. Ví dụ như cách phân bổ ánh sáng thông minh, xoáy mạnh vào hình thái đồ vật. Hoặc việc đặt một cá thế nội thất có màu sắc khác biệt. Cũng đủ để làm cả căn phòng trở nên nổi bật và thu hút.

Chú trọng sự hài hòa, cân bằng trong thiết kế

Một không gian sống “chuẩn” phong cách tối giản sẽ đảm bảo có sự hài hòa và tính cân bằng. Mọi món đồ, mọi chi tiết đều có mối liên hệ chặt chẽ về màu sắc và cả đường nét. Sẽ không có bất kỳ một vật dụng nào thật sự quá nổi bật và khác biệt xuất hiện. Hãy chú ý điều này nếu như bạn muốn sở hữu một không gian sống mang phong cách Minimalism nhé!

Bám sát tone màu chủ đạo của nội thất

Trong các thiết kế phong cách tối giản rất ít khi xuất hiện nhiều hơn 4 gam màu. Như đã nêu trên, thông thường thì một không gian Minimalism chỉ có 3 gam màu chính: Màu nền, màu thứ cấp và màu nhấn.

Một không gian Minimalism chỉ nên có tối đa 3 gam màu chính

Nếu màu nền của căn phòng là: trắng, kem, nude, be,… Thì màu thứ cấp nên là các gam màu thuộc tổ hợp xám. Và nâu, vàng, xanh,…chính là những gam màu phù hợp dùng để làm màu nhấn. Chúng sẽ cùng cộng hưởng và tạo nên một không gian thật hài hòa nhưng vẫn vô cùng sinh động.

Mách bạn 4 ý tưởng thiết kế nội thất phong cách tối giản bạn không nên bỏ qua

Phong cách nội thất tối giản với tone màu nhẹ nhàng

Nội thất được bố trí cân đối

Sử dụng tông màu trắng và nâu sáng tạo nên một không gian rộng rãi và ấm cúng. Mọi món đồ nội thất đều được tối giản hết mức về đường nét. Tạo nên một tổng thể tinh tế, hài hòa và bình dị, đúng với tinh thần của Minimalism.

Không gian tràn ngập ánh sáng trong phong cách nội thất tối giản

Ánh sáng tự nhiên là một phần không thể thiếu trong các thiết kế phong cách nội thất tối giản. Không chỉ giúp không gian thông thoáng mà còn làm bật lên các đường nét độc đáo của nội thất.

 

Những hệ cửa sổ lớn mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên vô tận

Tone màu trắng chủ đạo cộng hưởng với ánh sáng tự nhiên đến từ những ô cửa sổ lớn mang đến một không gian rộng rãi, thoáng đãng. Chọn đồ nội thất tối màu để biến chúng thành những điểm nhấn cho căn phòng.

Tạo cảm giác ấm cúng trong phong cách tối giản

 

Không gian phong cách tối giản đầy ấm cúng và mộc mạc

Chất liệu gỗ và các gam màu thuộc tông nâu luôn tạo nên một cảm giác vô cùng ấm cúng. Và ý tưởng thiết kế trên cũng được hình thành dựa trên đặc điểm này. Phần cột, sàn và kệ được làm từ gỗ Sồi tự nhiên toát ra một vẻ đẹp vô cùng bình dị và mộc mạc. Bộ sofa màu nâu cà phê cũng góp phần làm tăng thêm sự hài hòa cho phòng khách. Ánh sáng tự nhiên chan hòa từ ô cửa sổ xua tan đi cảm giác lạnh lẽo trong căn phòng.

Sử dụng tone xám nhã nhặn làm chủ đạo

Đường nét nội thất được tối giản một cách triệt để

Ý tưởng thiết kế này sử dụng tông màu xám làm chủ đạo với dụng ý mang đến cho căn phòng môt vẻ đẹp tinh tế và nhã nhặn. Sử dụng bức tranh lớn treo tường để tạo điểm nhấn khiến không gian không bị đơn điệu. Đồ nội thất được sử dụng có kích thước tương ứng với cấu trúc tổng thể. Ngoài ra, kiểu thiết kế này còn tối ưu không gian một cách triệt để. Nếu nhà bạn có diện tích khiêm tốn thì ý tưởng này hoàn toàn không tồi.

 

Không gian phòng khách trong phong cách tối giản thường được ứng dụng lối thiết kế mở. Điều này sẽ càng tăng thêm sự thoáng đãng và tạo cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà. Đây cũng chính là lí do khiến phong cách Minimalism được sử dụng phổ biến trong các gian nhà có diện tích hạn chế.

Thiết kế phòng ngủ theo phong cách nội thất tối giản đầy tinh tế

Cũng như phòng khách, không gian phòng ngủ cũng được tối giản hết mức về mặt thiết kế. Chỉ cần những món đồ nội thất thật sự cần thiết được đặt ở đúng vị trí là đủ. Chúng sẽ đảm bảo mang đến cho bạn một khu vực nghỉ ngơi thật sự thoải mái và thư giãn.

 

Mẫu thiết kế phòng ngủ Tối giản

 

 

Gam màu chủ đạo trong các thiết kế phòng ngủ tối giản thường là những gam màu trung tính. Ví dụ như: trắng, kem, ghi, xám, nâu nhạt,… Để không làm tổng thể không gian trở nên rối mắt và khó chịu. Nếu bạn muốn tạo thêm điểm nhấn, hạy trang trí bức tường đầu giường bằng những bức tranh lớn. Vừa tinh tế, vừa không đánh mất đi tinh thần chính của phong cách Minimalism.

Thiết kế phòng bếp, nhà ăn tối giản nhưng tiện nghi

Đối với cuộc sống hiện đại, thiết kế phòng bếp thường đi theo tiêu chí nhỏ gọn và tiện nghi. Điều này không chỉ mang đến sự thuận tiện cho quá trình sử dụng mà còn tạo nên một tổng thể hài hòa và tinh tế cho cả ngôi nhà.

Mẫu thiết kế phòng bếp 

Các chi tiết cầu kỳ, phức tạp sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong gian bếp Minimalism. Đồ nội thất thường có kiểu dáng đơn giản nhưng sẽ được tích hợp nhiều công năng hữu dụng. Từ đó mang đến một căn bếp gọn gàng, ngăn nắp và đa năng.

Thiết kế phòng tắm phong cách tối giản, đầy thư thái

Phòng tắm là một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi ngôi nhà. Do đó, việc thiết kế nội thất phòng tắm cũng là một vấn đề được nhiều gia chủ để tâm. Phòng tắm phong cách tối giản thường được bày trí gọn gàng và ngăn nắp. Các vật dụng, đồ nội thất thường có thiết kế đơn giản, đường nét tinh gọn hiện đại. Màu sắc chủ đạo thường là màu trắng vì nó sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, sáng sủa cho căn phòng.

Để tạo điểm nhấn cho phòng tắm cũng không phải là một việc quá khó. Bạn có thể kết hợp, lồng ghép một vài chi tiết trang trí bằng gỗ. Hay đặt những chậu cây xanh nho nhỏ sẽ mang đến cho không gian một cảm giác mới lạ và tươi mát. Và hãy nhớ lưu ý đến yếu tố ánh sáng khi thiết kế phòng tắm phong cách tối giản. Nó sẽ làm cho tổng thể không gian trở nên hài hòa và tinh tế hơn đó.

Thiết kế nội thất phong cách tối giản đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Để thể hiện được tinh thần chính của phong cách Minimalism là cả một nghệ thuật. Nào là việc lựa chọn nội thất sao cho vừa đẹp, vừa bền, vừa đa năng. Nào là cách bày trí đồ vật để không gian vừa hài hòa, vừa tiện nghi. Cùng chiêm ngưỡng một số dự án thiết kế nội thất phong cách tối giản do  shousing thực hiện ngay bên dưới này nhé!

Bí quyết nào giúp bạn lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất chính xác nhất?

 

 

Sản phẩm cùng loại
Zalo
Zalo
Zalo